Nhượng quyền thương hiệu chính là một chiến lược phát triển kinh doanh bao gồm marketing, phân phối và kinh doanh, trong đó thường tổ chức sở hữu thương hiệu cấp phép cho cá nhân hoặc doanh nghiệp khác quyền kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ. Mục tiêu của việc nhượng quyền thương hiệu là để giúp phát triển nhận diện thương hiệu và tăng cường về mặt tài chính cho cả hai bên.
Phụ lục
ToggleNhượng quyền thương hiệu có đang là xu hướng?
Theo ước tính của Hiệp hội Nhượng quyền Quốc tế (IFA), có khoảng 120 ngành hoạt động trong lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu. Và dự báo rằng mô hình này sẽ tiếp tục phát triển. IFA dự đoán sẽ có hơn 26.000 địa điểm nhượng quyền mới được thêm vào trong năm 2021, giúp khắc phục những thiệt hại từ năm 2020.
Ngoài ra, việc làm trong lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng hơn 10% lên gần 8,3 triệu người lao động, trong đó có 800.000 việc làm mới, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực bán lẻ, thực phẩm và dịch vụ.
Về mặt pháp lý, nhượng quyền thương hiệu là một loại giấy phép được tổ chức sở hữu thương hiệu cấp cho cá nhân hoặc doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, ở cốt lõi, nhượng quyền thương hiệu thực sự là một mối quan hệ giữa con người với con người.
Nhu cầu về nhượng quyền thương hiệu xuất hiện khi tổ chức sở hữu thương hiệu muốn mở rộng thương hiệu nhưng không có đủ khả năng tài chính để thực hiện.
Ý nghĩa đặc biệt của từ nhượng quyền thương hiệu
Thuật ngữ Franchise xuất phát từ tiếng Pháp “france”, có nghĩa là tự do hoặc đặc quyền. Do sự chuyển ngữ trước đây, thuật ngữ này thường được dịch là nhượng quyền kinh doanh hoặc nhượng quyền thương mại. Mặc dù nhiều nguồn trên internet vẫn sử dụng từ gốc Franchise. Tuy nhiên một số không nhận ra sự khác biệt giữa Franchise và Franchising.
Phân biệt giữa Franchise và Franchising
Mặc dù cả hai từ Franchise và Franchising đều là danh từ, nhưng ý nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau.
- Franchise: là quá trình cấp phép (địa điểm, đơn vị kinh doanh theo hình thức nhượng quyền)
- Franchising: là một hình thức hoạt động kinh doanh nhượng quyền.
Trong bài chia sẻ này, chúng ta sẽ sử dụng thuật ngữ “nhượng quyền thương hiệu” để gọi chung cho cả hai khái niệm Franchise và Franchising, để đồng thời ám chỉ cả quá trình cấp phép và hình thức hoạt động kinh doanh nhượng quyền.
Những hình thức nhượng quyền thương hiệu hiện nay
Nhượng quyền công việc
Đây là một hình thức nhượng quyền thường có vốn đầu tư thấp, trong đó bên nhận quyền thường là cá nhân tại các địa phương, mong muốn khởi đầu kinh doanh và quản lý doanh nghiệp độc lập. Bên nhận quyền sẽ cần mua sắm trang thiết bị, sản phẩm, phương tiện,… để đảm bảo hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.
Các dịch vụ thuộc nhóm này bao gồm: đại lý vé máy bay, đại lý du lịch, cửa hàng cà phê di động, dịch vụ sửa chữa máy lạnh, vệ sinh, lắp đặt và sửa chữa, bất động sản, vận chuyển, tổ chức sự kiện hoặc các khu vui chơi cho trẻ em.
Nhượng quyền mô hình kinh doanh
Bên nhận được quyền sử dụng mô hình kinh doanh của bên cho phép. Với sự khác biệt và quan trọng là bên nhận được đầu tư, hướng dẫn vận hành và tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong mô hình này, bên cho phép đã thiết lập và cung cấp một kế hoạch và quy trình chi tiết về mọi hoạt động. Cung cấp đào tạo, chuyển giao và hỗ trợ liên tục để đảm bảo kiểm soát chất lượng tốt nhất.
Mô hình nhượng quyền kinh doanh là một trong những hình thức phổ biến nhất trong các hình thức nhượng quyền thương mại. Bao gồm cửa hàng thức ăn nhanh, cà phê, trà sữa, bán lẻ, nhà hàng, phòng tập gym và nhiều lĩnh vực khác.
>> Tìm hiểu thêm: Nhượng quyền xe cà phê pha máy – cafe Take away Nhân Vip
Nhượng quyền sản phẩm (hoặc có tên là phân phối sản phẩm)
Hình thức nhượng quyền này dựa trên cơ sở sản phẩm, được xây dựng trên mối quan hệ giữa nhà sản xuất và đại lý phân phối. Trong hình thức này, bên nhận quyền phân phối các loại sản phẩm của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền cung cấp quyền sử dụng thương hiệu của mình, nhưng không cung cấp toàn bộ (chỉ cung cấp một phần), hướng dẫn về hệ thống kinh doanh và vận hành doanh nghiệp.
Hình thức này thường được áp dụng trong các ngành hàng/sản phẩm lớn như ô tô, phụ tùng ô tô, máy bán hàng tự động, máy tính, xe đạp, xe máy, thiết bị gia dụng… Nhượng quyền sản phẩm trong ngành bán lẻ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu của doanh nghiệp nhượng quyền. Đôi khi bên nhượng quyền cấp phép một phần của quá trình sản xuất cho bên nhận quyền, tương tự như trường hợp của các thương hiệu nước giải khát Coca-cola và Pepsi.
Nhượng quyền chuyển đổi
Phương thức này phù hợp với các doanh nghiệp đã có ít nhất 6 chi nhánh hoạt động hiệu quả và có kế hoạch phát triển thương hiệu. Tại các địa điểm đã được bên nhượng quyền vận hành ổn định và có doanh thu tốt, có thể chuyển giao cho bên nhận quyền. Điều này bao gồm việc nhượng lại cửa hàng, cơ sở vật chất và nhân sự cho bên nhận quyền. Một cách đơn giản, bên nhận quyền chỉ cần đầu tư hoặc tham gia trực tiếp vào quản lý các địa điểm đã có doanh thu ổn định.
Nhượng quyền đầu tư
Trong trường hợp các dự án có quy mô lớn như bất động sản, khu công nghiệp, khách sạn, nhà hàng lớn, việc góp vốn và tham gia vào quản lý dự án là cần thiết. Các bên đầu tư sẽ chung tay vào vốn và tham gia vào quản lý để hoạt động kinh doanh hiệu quả, tạo ra lợi nhuận từ khoản đầu tư ban đầu và thu hồi vốn khi rút khỏi dự án.
Vai trò quan trọng của bên nhượng quyền thương hiệu và bên nhận quyền
Bên chuyển giao quyền lợi cho bên nhận quyền cung cấp nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau. Và giữ quyền kiểm soát đối với một số hoạt động của bên nhận quyền khi cần thiết. Để bảo vệ tài sản thương hiệu và tài sản trí tuệ, đồng thời đảm bảo việc tuân thủ các thỏa thuận và nguyên tắc đã thỏa thuận.
Để sử dụng tài sản thương hiệu và nhận hướng dẫn, hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh. Bên nhận quyền sẽ thanh toán một khoản phí ban đầu cho bên chuyển giao quyền, được gọi là phí chuyển giao ban đầu. Và sau đó phí bản quyền liên tục cho các hoạt động kinh doanh sinh lời tiếp theo.
Bên chuyển giao quyền ít hoặc không can thiệp vào quản lý hàng ngày của hoạt động kinh doanh. Vì bên nhận quyền thường là người điều hành độc lập (doanh nghiệp/ cá nhân). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để đảm bảo chất lượng và sự đồng nhất. Bên chuyển giao quyền có thể yêu cầu tham gia trực tiếp hoặc quản lý toàn bộ hoạt động.
Trong trường hợp bên chuyển giao quyền không tham gia vào hoạt động kinh doanh. Họ sẽ cung cấp tài liệu hướng dẫn và giải pháp vận hành thương hiệu.
Ưu điểm nổi bật của hình thức nhượng quyền thương hiệu
Mở rộng sự nhận thức về thương hiệu: Một trong những ưu điểm quan trọng của chiến lược nhượng quyền thương hiệu là giúp thương hiệu mở rộng và tăng cường sự nhận diện nhanh chóng bằng cách liên tục xuất hiện tại các địa điểm chứa nhận diện thương hiệu.
Xây dựng quỹ vốn lớn: Nhiều doanh nghiệp có tiềm năng, quy trình, con người và thương hiệu nhưng thiếu nguồn vốn để phát triển các địa điểm mới. Bên nhận quyền sẽ cung cấp một khoản phí nhượng quyền ở một mức cố định và phí bản quyền liên tục giúp doanh nghiệp nhượng quyền có thể tăng trưởng mạnh mẽ trong việc phát triển doanh nghiệp/ thương hiệu.
Phát triển đội ngũ chuyên nghiệp: Việc mở rộng nhiều địa điểm yêu cầu doanh nghiệp nhượng quyền phải có một đội ngũ có kỹ năng được đào tạo và có năng lực xuất sắc để theo kịp tốc độ phát triển, điều này sẽ giúp loại bỏ những nhân viên không phù hợp, đồng thời với những cá nhân xuất sắc sẽ có nhiều kinh nghiệm khi liên tục phát triển những địa điểm mới với văn hoá, quy mô, lịch sử khác nhau.
Sở hữu hệ thống: Nhượng quyền thương hiệu mở rộng về địa điểm và nhân rộng hệ thống kinh doanh, hệ thống phân phối và tính đồng bộ của tất cả hoạt động. Nhượng quyền thương hiệu dựa trên các hoạt động kinh doanh đã được chứng minh thực tế thông qua các địa điểm, những cá nhân nhận nhượng quyền đang hoạt động hiệu quả.
Tạo ra nguồn doanh thu mới: khi bắt đầu thực hiện nhượng quyền thương hiệu, doanh nghiệp nhượng quyền đã tạo ra một nguồn doanh thu mới từ phí nhượng quyền và phí bản quyền liên tục.
Một số hình thức hiện nay về nhượng quyền thương hiệu
Hình thức nhượng quyền toàn diện
Đây là loại hình nhượng quyền mà bao gồm tất cả các khía cạnh của thương hiệu. Bên nhận nhượng quyền sẽ được cung cấp bộ nhận diện thương hiệu. Công thức sản phẩm hoặc công nghệ kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ và hệ thống marketing.
Bên nhận nhượng quyền sẽ chuyển khoản phí hoạt động và phí nhượng quyền ban đầu cho bên chủ thương hiệu thông qua một hợp đồng có thời hạn từ 5 đến 30 năm. Ngoài ra, bên nhượng quyền có thể hỗ trợ các chi phí thiết kế & trang trí, thiết bị, tiếp thị, quảng cáo… cho bên nhận nhượng quyền.
Hình thức nhượng quyền không toàn diện
Loại hình này chỉ áp dụng cho một hoặc một số lĩnh vực cụ thể của thương hiệu như công thức sản phẩm, hình ảnh thương hiệu,… Trong trường hợp này, bên nhượng quyền sẽ không can thiệp quá nhiều vào hoạt động vận hành và sản xuất của bên nhận nhượng quyền.
Nhượng quyền có tham gia về quản lý
Đối với các chuỗi F&B lớn hoặc chuỗi nhà hàng – khách sạn, hình thức nhượng quyền có tham gia quản lý thường được áp dụng. Bên nhượng quyền sẽ cung cấp thương hiệu, mô hình kinh doanh, người quản lý và điều hành cho bên nhận nhượng quyền. Điều này giúp việc quản lý và vận hành kinh doanh của bên nhận nhượng quyền trở nên dễ dàng hơn.
Nhượng quyền có tham gia về đầu tư vốn
Trong loại hình nhượng quyền này, bên nhượng quyền sẽ đầu tư một số vốn vào công ty nhận nhượng quyền, từ đó có thể can thiệp vào hoạt động kinh doanh của bên nhận nhượng quyền. Hình thức này thường được thực hiện khi thương hiệu muốn mở rộng vào các thị trường mới.
Tài liệu cần phải có của nhượng quyền thương hiệu
Trong quá trình nhượng quyền thương hiệu, có hai loại tài liệu chính cần thiết. Bao gồm thỏa thuận về nhượng quyền thương hiệu và tài liệu Hướng dẫn bên nhận quyền thương hiệu.
Thỏa thuận nhượng quyền
Thỏa thuận nhượng quyền thương mại là một hợp đồng pháp lý giữa bên nhượng và bên nhận quyền. Hợp đồng này chi tiết các quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên, đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống nhượng quyền và thương hiệu. Đây là một trong những tài liệu quan trọng mà bên nhận quyền tiềm năng sẽ cần xem xét.
Một hợp đồng nhượng quyền không cần phức tạp, nên được viết ngắn gọn, rõ ràng và công bằng. Các điều khoản thường có trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu bao gồm:
- Phí nhượng quyền cơ bản ban đầu và phí bản quyền liên tục
- Thời gian mở nhượng quyền
- Biện pháp bảo vệ thương hiệu
- Thông số kỹ thuật cho thiết bị, vật tư và hàng tồn kho
- Thời hạn và điều kiện gia hạn
- Quy định về chuyển nhượng cho bên thứ ba
- Điều kiện chấm dứt hợp đồng
- Nghĩa vụ sau khi chấm dứt
- Thỏa thuận không cạnh tranh
- Yêu cầu bán hàng tối thiểu
- Giải quyết tranh chấp
Tài liệu chi tiết hướng dẫn bên nhận quyền thương hiệu
Đảm bảo rằng mọi chi tiết được trình bày rõ ràng và chuẩn bị kỹ lưỡng. Tài liệu này bao gồm:
- Cẩm nang thương hiệu
- Hệ thống nhận diện thương hiệu
- Tiêu chuẩn văn hoá thương hiệu
- Quy tắc ứng xử với đối tác
- Quy tắc ứng xử với khách hàng
- Quy trình kiểm soát chất lượng
- Tuyển dụng nhân viên và đào tạo nhân viên
- Quy trình chi tiết về cung cấp sản phẩm/dịch vụ
- Hỗ trợ trang thiết bị
- Thông số chính xác của trang thiết bị phục vụ
- Chính sách thực hiện
- Xử lý khủng hoảng
Nhượng quyền thương hiệu là một phương pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu lớn về doanh thu, cũng như xây dựng tài sản thương hiệu bền vững. Việc xây dựng chiến lược nhượng quyền thương hiệu không phức tạp.
Nhưng cũng có thể gặp khó khăn nếu doanh nghiệp thiếu kiến thức về quy trình thực hiện. Và không có đội ngũ nhân sự đủ năng lực để thực hiện. Đảm bảo rằng nhãn hiệu đã được bảo hộ và thời gian nhận văn bằng bảo hộ thương hiệu ít nhất là 12 tháng, hãy chuẩn bị kế hoạch cho điều này.
Tổng kết
Trong tương lai gần, tài sản trí tuệ sẽ trở thành tài sản quý giá nhất của mọi tổ chức kinh doanh. Cuộc chiến không chỉ xoay quanh việc chiếm đất đai hay tài nguyên mà còn tập trung vào sự sáng tạo và trí tuệ của từng doanh nghiệp và quốc gia. Do đó, hình thức nhượng quyền thương hiệu sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Hy vọng rằng thông qua bài viết này của Nhân Vip Coffee, bạn đã hiểu rõ hơn về nhượng quyền thương hiệu.
Gợi ý nội dung liên quan:
- Top 20 mô hình cà phê nhượng quyền | Kinh nghiệm và kiến thức
- Kinh nghiệm A-Z khi bạn muốn mở quán cà phê cần làm gì
- Top 10+ ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh ổn nhất hiện nay
- Kinh nghiệm mở chuỗi nhà hàng quán ăn, quán cafe có lời